Bạn đã bao giờ mặc một chiếc áo T-shirt size XL của Zara mà thấy vẫn chật? Hoặc khi thử một chiếc quần jeans Topman cỡ to nhất mà vẫn không xong?

Tôi thì đã trải qua tình huống đấy rồi. Tôi cao trên 180 cm, nặng hơn 90 cân, có một cơ thể khỏe mạnh, chỉ số mỡ trong cơ thể rất thấp, dưới 20%.

Tuy vậy, theo một bài viết mới đây được xuất bản bởi một tạp chí thời trang cho phái mạnh hàng đầu, thì nếu như tôi không thể nhét vừa toàn bộ size mà một thương hiệu sản xuất, điều đó có nghĩa là tôi béo. Dường như nó không công bằng với tôi chút nào khi phần lớn thời gian buổi tối trong cả tuần tôi đều dành để tập gym chứ không phải đi ăn humburger.

Tất nhiên, tôi không phải là người duy nhất bị như vậy. Theo khảo sát mới đây của YouGov, 34% nam giới tại UK chật vật trong việc tìm quần áo vừa vặn với cơ thể của họ, có thể bởi vì họ quá to lớn, quá nhỏ bé,… gì cũng được. Nó chẳng có gì đáng ngạc nhiên lắm khi bạn nghĩ đến sự đa dạng sinh học, chúng ta có thể có rất nhiều kiểu dáng và kích cỡ - và các nhà sản xuất đơn giản là không nghĩ đến vấn đề này. Rõ ràng hơn, là họ không thể làm thể nếu muốn có lợi nhuận.

Các thương hiệu thời trang nam thường chọn size không giống nhau. Họ sẽ bắt đầu thiết kế với size ở giữa trong hệ thống size, đó là size Medium (size M – thường có số đo vòng ngực là 38 – 40 inch) dựa vào số đo người mẫu của họ - “ma-nơ canh” có kích cỡ gần giống với những khách hàng thật sự của họ - các thương hiệu tin tưởng như thế. Sau đó, để thiết kế size nhỏ hơn hoặc lớn hơn để hoàn thành một loạt size nhất định, họ chỉ đơn giản là cộng vào hoặc trừ đi số inch trong khi vẫn giữ nguyên về tỉ lệ, mà chẳng thèm nghĩ đến một sự thật hiển nhiên rằng đó không thực sự phù hợp với cơ thể của chúng ta.

“Hầu hết các thương hiệu thiết kế theo cách tắt để đo lường các size lớn hơn” – Ed Watson, giám đốc sáng tạo tại N Brown, công ty mẹ của nhà bán lẻ Jacamo với sản phẩm tất có size từ S đến 5XL.

“Nhưng khi thiết kế size, nó không cho phép bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trên toàn bộ cơ thể một khi bạn trở nên to lớn hơn. Size và sự vừa vặn là hai điều hoàn toàn khác biệt, và hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ không có các chuyên gia hoặc tiền để nhận ra điều ấy. Tại Jamaco, chúng tôi sử dụng nhiều người mẫu khác nhau để thiết kế các size lớn hơn và đảm bảo rằng sẽ tối ưu hóa được sự phù hợp cho mọi khách hàng”.

Hơn nữa, hầu hết chúng ta mua quần áo được may sẵn hơn là sắm cho mình một tủ quần áo được may dựa trên chính số đo cơ thể mình – đó là lý do mà dãy size tiêu chuẩn của một số thương hiệu không phù hợp với ai đó cũng bởi vì… họ quá béo chẳng hạn, không phải là vấn đề đề cốt lõi.

Hãy nhìn vào Zach Miko làm ví dụ, một trong những người mẫu đầu tiên được công ty người mẫu nổi tiếng IMG ký hợp đồng, và là người tỏa sáng trong rất nhiều show diễn, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vì là người đàn ông có “size ngoại cỡ” xuất hiện trên cửa hàng online của nhà bán lẻ Target tại Mỹ.

Cao gần 1m9, nặng hơn 100 cân, Miko chắc chắn được xem là “to cao”. Với các bài tập HIIT có thể giảm đi một hoặc hai inch vòng eo 40 của anh thì những người dị nghị anh quên đi một thực tế là chiều cao của Miko hơn đến gần 22 cm so với chiều cao trung bình của đàn ông Mỹ, không có bất kỳ phương pháp luyện tập nào làm anh ta thấp đi được hoặc làm cho việc tìm một chiếc jeans phù hợp cho Miko trở nên dễ dàng khi mà tất cả quần jeans đều chỉ vừa có ¾ chiều cao mà anh sở hữu.


Người mẫu Zach Miko
Mọi người, về mặt tiến hóa, đều trở nên to lớn hơn. Chỉ cần nhìn vào số liệu thông kê: chiều cao trung bình của đàn ông ở Anh đã tăng 4 inch kể từ những năm 1870, trong khi vòng ngực trung bình nam giới ở đây hiện nay là 42 inch, eo là 40 inch. Thế mà tất cả các thương hiệu vẫn còn may sản phẩm của họ cho một chàng trai với ngực 38 inch và eo 30 inch.

“Có quá nhiều thứ mà “nhận thức của thương hiệu” bị thiếu mất. Các thương hiệu như DXL hay Kingsize đang cố hết sức mình, nhưng họ thực sự cần sự nhiệt huyết hơn nữa để làm mới mọi thứ, sự cố gắng của họ là chưa đủ” – Corbin Chamberlin, phóng viên tờ New York Time, cộng tác viên của Chubstr – một trang web chuyên cung cấp lời khuyên về thời trang và tip phong cách cho các chàng trai to lớn.

Nhưng trong khi sự thay đổi hoàn toàn chưa diễn ra thì thị trường dành cho các anh chàng “ngoại cỡ” không hẳn là không được đầu tư. Chamberlin viện dẫn hai thương hiệu Michael Kors và Ralph Lauren làm ví dụ điển hình, hoặc như tại Anh các nhà bán lẻ như High & Mighty đã cung cấp size lên đến 6XL, và Jacamo đã cung cấp sản phẩm cho các anh chàng này trong suốt 60 năm, hay như những cái tên như ASOS, Marks & Spencer đã cung cấp size đến 3XL trong suốt 7 năm trở lại đây.

Bạn sẽ không tìm thấy bất cứ sản phẩm nào trên 2XL ở một số thương hiệu như Reiss. Hoặc cũng sẽ tìm thấy nhiều kích thước lớn hơn XL tại các cửa hàng thời trang cao cấp như Harvey hay Selfridges. Các thương hiệu xa xỉ này luôn diễu hành theo nhịp trống riêng của họ tự hào về khả năng không thể tiếp cận của mình, về cả phương diện size hay giá cả.


Người mẫu ngoại cỡ Claus Fleissner tại Đức
Điều đáng lo ngại nhất về các phản ứng đối với Miko chính là sự phát hiện ra rằng các thương hiệu thời trang dành cho nam giới không thực sự dành cho tất cả mọi người. Cân nhắc đến một điểm tranh luận xem xét chúng ta như những nạn nhân trong việc thiếu sót sự thiết kế phù hợp các loại trang phục, và nhớ rằng có được một bộ quần áo vừa vặn không thực sự là quyền con người được đề cập trong Hiến pháp, nhưng những lời chỉ trích Miko về vẻ ngoài – và sự thật là về vóc dáng ngoại cỡ, không theo quy chuẩn (ít nhất là theo tiêu chuẩn quảng cáo) của anh ấy có thể gây nên một phản ứng tiêu cực từ một nền văn hóa truyền thông dựa trên sự xấu hổ về cơ thể. Giống như là không phù hợp với tiêu chuẩn hiện đại, lý tưởng thẩm mỹ về cái đẹp Michelangelan phải bị xóa bỏ vậy. Vì thế, hãy giảm cân đi, mấy chàng béo, nhiều hơn nữa.

Kiểu hùng biện như thể thật trẻ con, và nguy hiểm.

Đầu năm nay, Wentworth Miller – nam diễn viên Hollywood – người nổi tiếng sau khi có màn đột phá bằng các cơ bắp của mình, với vai diễn tên tù vượt ngục Michael Scofield trong phim Prison Break (Vượt ngục) – nhận thấy bản thân mình đóng vai trò trong một “trò đùa” tàn nhẫn trên internet khi một tay nhà báo tung một bức ảnh về anh vào năm 2010 và để tiêu đề ý chỉ số cân nặng mà anh có và chỉ trích anh “béo lên một cách đáng xấu hổ”.

“Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bức ảnh ấy trên mạng xã hội, tôi phải thừa nhận rằng, tôi cảm thấy bị tổn thương quá đỗi” – Miller viết trên Facebook. Vì nó, có lần anh ấy cảm thấy muốn tự tử. Miller nói: “Vào năm 2010, đấu tranh cho sức khỏe tinh thần là điều cuối cùng tôi cần đến.”

Dường như có sự kết nối giữa những gì mà Miller đã trải qua với trường hợp của Miko, trang phục cho nam giới vẫn còn thiếu hụt cho những ai không phải là “khách quen” của các phòng tập gym hay thuộc típ người thon gọn. Nhưng không thể phủ nhận tiêu đề “Sự vừa vặn hay lượng mỡ thừa” đã cố gắng làm Miller xấu hổ đã mở rộng thái độ chống béo phì vì có đến 40% nam giới tại Anh ngày nay nói rằng họ không thỏa mãn với hình dáng của cơ thể và tình trạng 1 trong 4 rối loạn ăn uống đang diễn ra với cánh mày râu.


Hay suy nghĩ một cách đơn giản là trong xã hội này khi mà hình ảnh cơ thể nam giới luôn được lấy ra làm trò đùa, tốt lẫn xấu nhưng thực sự một cơ thể không đẹp và trầm cảm thường kết nối mạnh mẽ.

Tất nhiên, sẽ luôn có những người sợ hãi kích thước cơ thể chỉ vì những thói quen không lành mạnh. Đó có thể coi là sự thành công của Miko và sự PR của các phương tiện truyền thông, khi làm cho các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như bệnh béo phì ngày càng tồi tệ hơn. Như một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thừa cân không những chẳng giúp gì cho công cuộc chống lại căn bệnh ấy mà còn làm nó tình hình tệ hại hơn.

Vì thế, đừng xấu hổ, đừng nghĩ rằng giảm cân sẽ giúp bạn tìm được trang phục vừa vặn với mình. Không đâu, bởi vì một sự thật rằng các thương hiệu sẽ luôn luôn như thế, luôn đưa ra các sản phẩm với các size khác biệt. Điều ấy hiển nhiên chẳng vui vẻ gì, nó có hại là đằng khác.




Theo Cillian O’connor (http://www.fashionbeans.com)