-
Kỹ thuật nuôi gà thả vườn và những điều bạn cần lưu ý
1. Kỹ thuật xử lý chuồng nuôi
Kích thước chường cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m, chiều rộng khoảng 2m và phải có một cửa để gà ra vào trú mưa.
Nền phải được xử lý kiên cố, chắc chắn, dễ sát triển khai các biện pháp sát trùng, vệ sinh chuồng trại. Nền chuồng nên có độ hơi dốc đễ dễ dàng thoát nước, tránh tình trạng ẩm ướt phát sinh bệnh tật. Nếu có điều kiện, bà con nên láng xi-cát hoặc lát gạch để chống chuột và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà đông tảo giống thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2.
Mái chuồng bà con có thể lợp bằng tole hoặc mái lá, lưu ý lợp phủ qua vách chuồng để tránh mưa hắt vào bên trong.
Tường rào nên xây cách hiên chuồng khoảng từ 1 – 1,5m, vách chường chỉ nên xây khoảng 30 – 40cm, phần phía trên dùng lưới thép B40 hoặc phên nứa che đậy.
Về phần rèm che, bà con nên dùng vải bạt hoặc bao tải cắt ra… và che cách vách tường khoảng 20cm phía ngoài tránh mưa gió, đặc biệt là rét…
Chuồng nuôi gà phải có hệ thống cống rãnh để xử lý chất thải, nước thải. Có thể đào đường cống thải dọc theo hành lang của chuồng hoặc làm hệ thống ngầm trong chuồng.
Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi
2. Về kỹ thuật bãi chăn thả
Nên chọn bãi đất trống thuộc đất cứng, nên có cây xanh bóng mát xung quanh để làm bóng râm cho gà. Bên trong chuồng có cỏ xanh làm nguồn thức ăn tự nhiên trong quá trình chăn nuôi. Nếu có thể, bà con nên làm lán tạm để trao them máng ăn và máng uống cho gà. Đặc biệt lưu ý, tán cây phải cách chuồng nuôi khoảng từ 4
Bãi chăn thả phải có diện tích rộng để gà có thể tìm kiếm thức ăn và vận động, Vườn thả phải đủ diện tích cho gà vận động, diện tích tối thiểu là từ 0,5 đến 1m2/gà, nếu đất rộng bà con nên bố trí chuồng nuôi ở trung tâm và 02 bãi chăn thả ở 02 bên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tương tự như chuồng nuôi, bãi chăn thả phải được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ ở trong bãi chăn, định kỳ thu dọn lông gà rơi vãi ở bãi chăn.
Xung quanh bãi chăn thả nên được rào lại bằng lưới mắt cáo hoặc lưới thép B40, phên nứa… sao cho chắc chắn, tránh thú hoang xâm nhập hoặc gà đi lạc.
3. Cách chọn gà giống cho mô hình chăn thả
Khối lượng cơ thể lớn (35 – 36g/con)
Thể chất khỏe mạnh, hoạt bát, thân hình cân đối.
Mắt gà mở to, láu lia.
Chân cao, siêng chạy nhảy, không có khuyết tật…
Đuôi và cánh gà áp sát vào thân
Đầu gà nên chọn con có đầu to cân đối, cổ dài và chắc
Mỏ to và chắc chắn, siêng ăn và xới đất.
4. Cách cho ăn và uống ở gà chăn thả vườn
* Đối với giai đoạn gà con:
- Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi:
Dùng thức ăn mua gà đông tảo con chủng loại 1 – 21 ngày (có bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc). Vì gà con ăn rất ít nhưng ăn nhiều lần nên bà con cần rải mỏng và đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, lặp lại việc cho ăn từ 3 – 4 giờ/lần. Lưu ý khi cho ăn lần tiếp theo, bà con cần dùng xẻng cạo sạch lượng thức ăn thừa có trên khay ăn để đảm bảo vệ sinh cho đàn gà.
Dùng máng uống chứa nước cho gà uống, trong giai đoạn 2 tuần đầu bà con dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, ở các tuần sau thì có thể dùng dùng máng cỡ 4,0 lít. Máng uống phải kê cao hơn mặt nền chuồng từ 1 – 3cm, nên đặt xen kẽ với khay ăn, rửa sạch hàng ngày và thay nước từ 2 – 3 lần / ngày.
- Giai đoạn từ 21 – 42 ngày tuổi
Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 – 42 ngày (có bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc), hoặc phối trộn them các loại thức ăn như lúa, gạo và rau trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.
Trong giai đoạn gà gò, máng ăn sử dụng là loại máng trung P30, nếu gà lớn dần có thể thay thế bằng máng đại P50. Máng ăn được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn khoảng từ 30 – 40 con/máng. Cho gà ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Đối với máng uống trong giai đoạn này nên dùng loại từ 4 – 8 lít, để máng uống cao hơn mặt nền từ 4 – 5 cm. Máng uống đặt với số lượng 100 con/máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y.
* Đối với giai đoạn gà thịt
Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất, bà con cần lưu ý những điểm sau:
Lượng thức ăn tăng gấp đôi so với trước đó, bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh cho gà chắc xương, nặng ký.
Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống có nước đầy đủ. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, bổ sung nước để gà không chị chậm lớn.
5. Kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn
Gà thả vườn dễ tiếp xúc với các tác nhân ngoại vi, nên dễ dàng mắc bệnh trong điều kiện khí hậu không tốt. Cách tập làm quen môi trường cho gà tốt nhất là chỉ nên thả gà đông tảo lai 2 giờ/ngày trong giai đoạn đầu tuần thứ 05, sau đó tăng dần 30 phút đến 01 giờ trong khoảng 10 ngày sau đó có thể thả tự do. Lưu ý luôn theo dõi gà để kiểm soát thể trạng của đàn gà.
6. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà
Chuồng trại phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. Khu vục xung quanh rìa phải dọn dẹp phát quang bụi rậm, không được để chuồng bị ướt, ẩm mốc hoặc đọng nước.
Sử dụng chất sát trùng trong khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô, tơi xốp
Máng ăn, máng uống hàng ngày phải vệ sinh và chùi rửa sạch sẽ.
7. Phòng bệnh cho gà thả vườn
Gà thả vườn rất dễ mắc bệnh, sau đây là danh mục các bệnh thường gặp cũng như cách điều trị dành cho gà thả vườn.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Hôm nay Đá mỹ nghệ Ninh Vân sẽ chia sẻ tới quý khách hàng những lưu ý khi làm khu lăng mộ đá. Cùng theo dõi nhé! Những điều cần lưu ý khi làm khu lăng mộ đá Khi làm khu lăng mộ đá đảm bảo chất...
Những lưu ý cần biết khi làm khu lăng mộ bằng đá tự nhiên