Trang phục nam giới được cấu thành từ rất nhiều nguyên mẫu. Chẳng khác gì Mr Benn, hàng ngày chúng ta giả định nhiều danh tính khác nhau thông qua các bộ quần áo được đan xen giữa lịch sử và biểu tượng: người lính, thủy thủ, huấn luyện viên thể hình cá nhân,…

Các nhà bình luận, phía sau lưng chúng ta, sẽ định kỳ lấy ngành công nghiệp thời trang ra mà phê phán – dù không phải là không chính đáng – về việc nó đã chiếm đoạt đồng phục của các ngành nghề, đặc biệt là tầng lớp lao động ra sao. Nhưng nó không phải luôn luôn nghiêng về khía cạnh thời trang hơn là chức năng bộ đồng phục đó được làm ra. Sau tất cả, điều hợp lý duy nhất là quần áo được tạo ra cho các công việc khó khăn có thể trở nên phổ biến bất chấp mục đích ban đầu của nó là gì.

Tuy nhiên, nó cũng thường gợi lên những tinh thần đặc biệt, về một di sản hay nhân vật nào đấy, cho dù sự liên quan là rất ít. Danh tính của chúng ta là một yếu tố hay thay đổi: chúng ta thường xuyên vận dụng đồng phục của những ngành khác bởi vì công việc của chúng ta thiếu đi cái đó.

Cho dù bạn muốn thay đổi nghề nghiệp hay quần áo, thì dưới đây là 5 ngành nghề bị thời trang “đánh cắp” nhiều nhất, cộng với những gì mà bạn đã tự tạo nên – hoặc bỏ lại.

1. Quân nhân

Từ những chiếc áo Trench coat tuyệt vời đến Bomber hay Field jacket, rất ít những item trong tủ quần áo của bạn không đến từ quân phục của những người lính. Bao gồm cả T-shirt (nó vốn là áo lót tiêu chuẩn cho Mỹ và lực lượng hải quân Anh khoảng năm 1913) hay quần chino (được quân lính mang về từ Philippines).

Thậm chí ngay cả những bộ đồ được các lực lượng vũ trang “thải ra” cũng được tận dụng. Vào thế kỷ 18 - thời kỳ thắng lợi của vua Beau Brummell, một bác sĩ thú y của Kỵ binh hoàng gia đã mix trang phục quân nhân của mình với trang phục thường dân, và qua vài thế kỷ chiến tranh trong lĩnh vực thời trang, nhiều thợ may đã tự mình thiết kế nên đồng phục, họ áp dụng nó cho các khách hàng của mình. Thêm vào đó là thực tế là khi sản xuất quá nhiều, giá trị thặng dư cao, giá sẽ rẻ làm mặt hàng đó sẽ trở nên phổ biến.

Do ý nghĩa quân sự hay chỉ vì màu kaki có thể đi kèm với nhiều màu sắc khác và có độ dẻo dai nhất định – thậm chí thời gian bạn “phục vụ” chỉ là vào những ngày nghỉ hè của bạn, thì có lẽ đó là lý do chính cho sự phổ biến của quần áo quân sự, bởi nó được làm ra để thực hiện rất nhiều chức năng.

Hãy chắc chắn rằng bạn theo đúng “luật”: Một cái là an toàn, hai là mạo hiểm, ba là xa xỉ. Bạn đang theo đuổi phong cách của quân đội, chứ không phải là nguyên mẫu.


2.
Thợ đốn gỗ (Lumberjack)

Hay còn được gọi là “lumber***ual”, nghe giống như ai đó được thờ phụng vì những cái ôm dành cho cây cối.

Dù có tin hay không thì xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ những người quen sống trong rừng này đã được bắt nguồn như một điều hiển nhiên – một trong số đó phải kể đến công lao của các trang blog thời trang nam như A Continuous Lean, hay các sản phẩm made-in-American như sơ mi Pendleton hay bốt Red Wing.

Như nhiều nhà bình luận đã nhận xét, bề ngoài “vênh váo” của các Lumberjack cũng được nhận thức là một vẻ rất nam tính. Khi bạn chỉ biết “múa may trên bàn phím” thì những công việc lao động tay chân trở nên thực sự hấp dẫn. Vâng, tuy rằng Lumberjack chỉ chặt hạ những cái cây xuống nhưng giá trị của họ vẫn còn nguyên.

Một lần nữa, như các quân nhân, chúng ta lại tìm cách vay mượn một vài nét nam tính từ họ, cố tình hay vô ý. Và chẳng có gì là sai trái với việc mua một chiếc áo sơ mi kẻ sọc, dù công việc của bạn thiên về áo sơ mi trắng hơn. Hoặc để râu cũng không còn là vấn đề to tát nữa.

Điểm tốt hoặc xấu khi nó trở thành một trang phục phổ biến là lối sống đầy đủ này sẽ tẩy chay bất cứ điều gì mà không giữ được nguyên gốc như những ngày cũ khi nó mới được tạo ra.


3.
Huấn luyện viên thể hình cá nhân

Vậy xu hướng Athleisure (Xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ đồ tập) bắt đầu từ đâu nhỉ? Nó khiến bạn giống như là thường xuyên đi đến các phòng gym dù sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Quan trọng hơn, ai là người nghĩ ra cái tên này, chúng ta liệu có thể tìm ra và ngăn chặn xu hướng này không, giống như James Franco trong Tv series 11.22.63.

Chà, sự quan tâm đến sức khỏe và vẻ bề ngoài ngày càng trở nên quan trọng những năm gần đây. Đã từng có thời luyện tập thể dục thể thao là cách đủ để “định nghĩa” bạn là ai theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng khi người người luyện tập, mọi thứ trở thành câu hỏi “ở đâu, như thế nào, và bằng cách gì”.

Về khía cạnh thực tiễn, trang phục thể thao được thiết kế để thoải mái vận động và thấm mồ hôi, mang đến cảm giác thoải mái ngay cả vào những ngày nghỉ bình thường. Đây là một “đấu trường” được kết hợp lại bằng những công nghệ mới nhất về chất liệu vải. Có thể coi đó là phong trào đi lên từ Lumberjack ngay bên trên, như một con lắc chuyển động từ truyền thống đến hiện đại.

Nhưng Athleisure và Lumberjack có vài yếu tố chung, đó là sự gợi ý về một năng lực thể chất mạnh mẽ, dù bạn có thực sự đốn cây hay chỉ làm ra vẻ như thế. Nó cho thấy bạn là một người đàn ông nam tính, ngay cả khi bạn đang mặc trang phục bó.


4.
Thủy thủ

Rõ ràng là có vài điểm chồng chéo lên nhau khi so sánh với quân nhân. Nhưng các thủy thủ có những điểm nổi bật riêng về bộ quân phục của hải quân mà họ khoác lên người, và chúng ta đã vay mượn nó cho tủ quần áo của riêng mình.

Đó là áo Pea coat, được thiết kế để mang lại sự ấm áp và bảo vệ cơ thể khỏi những trận gió bão trên biển. Đó là Duffle coat, thiết kế với những chiếc cúc áo bằng gỗ cho các công việc trên boong tàu. Hay là áo Breton, với các sọc đồ họa để các thủy thủ rơi xuống biển dễ dàng được tìm ra, lại được Jean – Paul Gaultier trưng dụng thành một sản phẩm của thời trang. Đó là tất cả những thứ mà bạn đã “tận dụng” từ các item của thủy thủ đấy.

Trong khi những người “vay mượn” phong cách này cũng đủ khiến ta muốn thốt lên “Xin chào, các thủy thủ” thì những người lính thủy thực sự cực kỳ mạnh mẽ. Họ luyện tập mỗi ngày, uống rượu rum, và có một vài hình xăm nhìn nam tính đến chết người.

Bạn có thể kết hợp một Pea coat, một áo Breton, thêm một chiếc mũ nhỏ mà nhìn vẫn không hề lố bịch. Tuy vậy, như đã nói từ trước, kết hợp quá nhiều thứ có thể khiến bạn trông tệ hại.


5.
Ngư dân

Người họ hàng thường dân với thủy thủ, các ngư dân đã được một vài chuyên gia để mắt tới giống như Lumberjack và biến nó thành một xu hướng thời trang.

Tuy rằng xu thế này đang nóng hơn bao giờ hết, thì cũng không có gì ngạc nhiên khi những ngư dân thực sự ăn mặc chủ yếu là để phục vụ công việc – nghĩa là họ quan tâm đến việc giữ bản thân khô và ấm áp.

Những kiểu áo mưa màu sắc rực rỡ cũng có thể được bắt gặp qua phong cách Scandinavia. Một lần nữa, xu hướng này có vẻ buồn cười nhưng nó lại là điều thực tế hiển nhiên. Cuối cùng, cái gì trông có vẻ ngu ngốc không phải là khi cố gắng ăn mặc như một ngư dân mà là bỏ tiền ra mua những phiên bản hạn chế đắt xắt ra miếng chỉ để có cùng mục đích như phong cách của một ngư dân hướng đến – tính thực dụng.


Lời kết

Bạn có đang làm một việc gì khác nhưng lại ăn mặc như những người này hàng ngày? Hay bạn thực sự đang làm trong các ngành nghề trên và cảm thấy đang bị “lợi dụng”?

Để lại comment cho chúng tôi biết nhé!





Theo Jamie Millar (http://www.fashionbeans.com/)