1. Trà làm đẹp của công chúa Vĩnh Lạc

Con gái của Đường Huyền Tông Lý Long Cớ là công chúa Vĩnh Lạc tuy sống ở trong cung đình điều kiện sinh hoạt vô cùng đầy đủ nhưng thân thể từ nhỏ đã rất gầy yếu, lắm bệnh tật, vẻ mặt khô, không có sức sống.
Theo chỉ dẫn của thầy thuốc trong dân gian, Vĩnh Lạc công chúa đã uống nước quả Tật Lê Có nhiều ở vùng đó. Sức khỏe dần dần khá lên, về sau lộ vẻ đẹp như hoa như ngọc, khỏe mạnh xinh đẹp.



Trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của bộ phận dược học Trung Quốc từ thời xưa đã viết: “ Uống Tật Lê lâu ngày có thể làm tươi da thắm thịt, mắt sáng, thân hình nhẹ nhàng”.



Còn Lý Thời Trân thì ca ngợi vị thuốc này là “Có thể làm bổ thận, trị được chứng hao tổn tâm lực, mệt mỏi trong người”.

Tật lê còn gọi là bạch tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu, tên khoa học là Tribulus terrestris. Vì quả Tật Lê có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương.

Tật Lê là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2-3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa., 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ

Tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế, và các tỉnh phía nam nước ta. Vào các tháng 8-9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hay hơi sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát vụn mà dùng.Trong quả chứa 0.001% ancaloit, 3.5% chất béo, một ít tinh dầu và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrun, tamin, flavonozit, rất nhiều saponin.

2. Làm đẹp bằng hoa sen

Hoa sen dáng vươn cao, phong tư yểu điệu thướt tha, “gắn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hướng và sắc của hoa sen rất tuyệt. Hoa sen có thể dùng để ăn và có tác dụng làm đẹp. Trong các mẫu thuốc ưu việt cả về hoa lẫn quả, hoa sen được xếp vào hàng 10 loại như vậy.



“Bản thảo cương mục” đã ca ngợi công dụng của hoa sen như sau: có thể trấn tâm ích sắc, khiến thân thể nhẹ nhàng, thư thái. Trong sách còn ghi lại cách uống vào để giữ sắc mà cho đến nay vẫn được ứng dụng. “ Vào ngày 7 tháng 7 hái 7 phần hoa sen, ngày 8 tháng 8 hái 8 phần rễ sen, ngày 9 tháng 9 hái 9 phần hạt sen, phơi khô trong bóng mát rồi giã nhỏ”.



Mỗi lần uống một “phương thốn thủy”, có thể uống với rượu nóng. Phương thốn thủy là tên gọi của một dụng cụ dùng để đong thuốc bột theo đại lượng trước đây. Hình thù của nó trông giống như một cái đao chủy thời xưa. Một phương thốn thủy tương đương 2,74 ml. Nếu là thuốc bột loại nặng sẽ vào khoảng 2 g, còn lá thuốc bột thảo mộc khoảng trên dưới 1 g.

3. Kem làm trắng da



Lấy một quả bí ngô, dùng dao tre gọt vỏ, cắt thành từng miếng cho vào nồi nhôm, đổ 1000 ml rượu vang và 1000 ml nước vào đó rồi đun nhừ, lọc bỏ bã, lại đun tiếp cho thành cao, đựng vào bình thủy tinh hoặc hũ, cất ở chỗ khô ráo thoáng mát. Buổi tối hàng ngày dùng một lượng thích hợp để bôi lên mặt, sáng hôm sau rửa sạch. Sử dụng kem này lâu ngày có thể giúp da mặt trở nên trắng trẻo, sạch sẽ.



4. Bảo vệ da bằng dưa chuột
Dùng dưa chuột tươi rửa sạch, giã lấy nước, xát lên mặt. Sử dụng trường kỳ có thể làm cho da trở nên mịn màng, săn chắc và có thể bớt nhăn da.




5. Làm đẹp bằng chuối tiêu



Trộn chuối tiêu và sữa bò với nhau thành dạng keo. Buổi sáng hàng ngày sau khi rửa mặt, bôi keo đó lên mặt, giữ khoảng chừng 10 – 20 phút rồi rửa mặt bằng nước sạch.



6. Làm đẹp bằng rượu câu khởi (kỷ tử)



Câu Khởi Tử là một vị thuộc đông y thường dùng. Sách “ Bản thảo cương mục” đã từng ghi: “ Vị thuốc này có thể bổ sung những tinh khí còn thiếu, làm da mặt trở nên trắng trẻo, mắt sáng, an thần, khiến cho người ta trường thọ”. Rượu Câu Khởi có tác dụng tăng cường làm đẹp rất tốt. Đem Câu Khởi Tử rửa sạch, cho vào túi lụa rồi ngâm trong rượu trắng. Sau nửa tháng có thể uống với một lượng thích hợp, không được uống say.



Câu Khởi Tử có tên khoa học là Fructus Lycii, thuộc họ Cà (Solanaceae). Là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Quả khô Câu kỷ tử hình bầu dục dài khoảng 0,5-1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua.
Cây này có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Phần dùng làm thuốc là dùng quả khô rụng.
Thành phần hóa học:
+ Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vitamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).
+Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trong 100g quả có 3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 6,7mg P, 3,4mg sắt, 3mg Vit C, 1, 7mg axit nicotic, 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn)
+ Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6% chất Protein, Acid cyanhydric và có thể có Atropin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid (Chinese Herbal Medicine).
+ Betain (Nishiyama R, C A 1965, 63 (4): 4660).
+ Valine, Glutamine, Asparagine (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11): 13113b).
+ Trong 100g Câu kỷ tử có Carotene 3,39mg, Thiamine 0,23g, Riboflavine 0,33mg, Nicotinic acid 1,7mg, Vitamin C 3mg (Từ Quốc Quân, Dược Tài Học, Bắc Kinh 1960: 513).