1. Tác dụng tiêu hóa


Hàng ngày, khi thức ăn vào cơ thể, quá trình tiêu hóa cần được thực hiện với sự trợ giúp của nước. Nếu thiếu nước, công năng tiêu hóa sẽ không thể hoàn thành được.



2. Bài tiết chất thải

Chất thải cặn bã dư thừa cần phải thông qua mồ hôi, hô hấp và đại tiểu tiện để thải ra ngoài cơ thể, phương pháp bài tiết có khác nhau nhưng đều phải cần có nước mới có thể tiến hành thuận lợi.



3. Cung cấp dinh dưỡng

Thức ăn muốn được cơ thể hấp thụ cần phải thông qua tác dụng điện giải của nước mới được cơ thể sử dụng triệt để, ví dụ: protein, acid amin trong thức ăn cần phải thông qua điện giải và hòa tan của nước mới có thể chuyển hóa thành thứ cơ thể hấp thụ được.



4. Bôi trơn khớp xương

Khớp xương của cơ thể người nếu không có dịch bôi trơn, phát sinh cọ xát giữa xương với xương sẽ không hoạt động linh hoạt được, nước là nguồn dịch bôi trơn của khớp xương.



5. Cân bằng nhiệt độ cơ thể

Nước có quan hệ vô cùng mật thiết với nhiệt độ cơ thể. Khi trời lạnh, huyết quản co lại, lượng máu chảy đến da ít hơn, nước cũng khó thoát ra, nhiệt độ cơ thể mới được đảm bảo cân bằng.

Đến mùa hè, huyết quản nở ra, lượng máu chảy đến da tăng lên, lúc này nước cũng nhờ máu mà chảy đến da, sau đó tuyến mồ hôi bài tiết trên bề mặt da, nhờ đó nhiệt độ về mặt da giảm, nhiệt độ cơ thể giữ được cân bằng.

6. Duy trì chức năng tế bào

Cơ thể người dô vô số tế bào tạo thành, thành phần của những tế bào này đại bộ phận là nước, chí có nước mới duy trì trao đổi chết của tế bào. Cho nên nếu cơ thể thiếu nước dẫn đến cung cấp nước không đủ cho tế bào, đặc biệt là tế bào não sẽ ảnh hưởng đến tư duy của con người.