Tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của VPBank đạt 277.750 tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2016...

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (mã chứng khoán VPB) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2017 với kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng, cho thấy hiệu quả và sự tăng trưởng của chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ của ngân hàng.

Tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của VPBank đạt 277.750 tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2016.

Với việc niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE và phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào cuối quý 3 vừa qua, VPBank đã tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lần lượt lên mức 15.706 tỷ đồng và 29.693 tỷ đồng, tức tăng hơn 70% so với năm 2016.

Bên cạnh đó, hoạt động huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của VPBank đạt hơn 199.655 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016.

Tổng thu nhập hoạt động trong năm 2017 đạt hơn 25.023 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 36%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 1.448 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2016.

Các kết quả trên khiến mức tăng trưởng lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế của VPBank trong năm 2017 đạt gần 65%, tương đương 8.126 tỷ đồng và 6.438 tỷ đồng.

Chất lượng tăng trưởng của VPBank còn được thể hiện qua tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt tương ứng 27,47% và 2,54%. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế hợp nhất trên vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2017 của ngân hàng đạt mức trên 40%.

Kết quả kinh doanh của năm 2017 đã giúp VPBank hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2012-2017. Chính sự chuyển hướng tập trung vào các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ cách đây 5 năm đã mang lại những thành quả to lớn cho VPBank ngày nay.

VPBank cho biết, doanh thu từ phân khúc khách hàng cá nhân, tài chính tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang chiếm gần 80% trong tổng doanh thu của Ngân hàng.

Trong năm 2017, VPBank đã trích lập hơn 8.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, tương đương 30% tổng thu nhập hoạt động thuần.

Bên cạnh đó, để tối đa hoá lợi nhuận, VPBank đã áp dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ. Cụ thể, trong năm 2017, Ngân hàng đã hoàn tất thu nợ được gần 3.000 tỷ đồng, trong đó có gần 1.100 tỷ đồng từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng (tính theo quy định tại Thông tư 02) của riêng ngân hàng trong năm 2017 được giữ ở mức 2,33% và tỷ lệ nợ xấu hợp nhất được giữ ở mức 2,89%.

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, VPBank sẽ tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động số hóa các dịch vụ và sản phẩm tài chính của ngân hàng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và tạo động lực tăng trưởng mới cho Ngân hàng.

Những vẫn đề bạn cần biết: vay tiền đáo hạn
Những vẫn đề bạn cần biết: Vay sua nha agribank
Những vẫn đề bạn cần biết: đáo hạn ngân hàng là như thế nào