Nợ xấu là gì?
Theo Wikipedia, nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Dựa vào chuận mực kế toán có 2 cách phân loại nợ xấu sau đây:

a.Phân loại nợ xấu theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Trên cơ sở tổng hợp và phát triển các tiêu chí phân loại nợ của các Ngân hàng và các quốc gia, tại báo cáo của viện tài chính quốc tế (IIF) vào tháng 6 năm 1999 đã đưa ra các tiêu chí chung nhất về phân loại nợ. Theo đó, các khoản cấp tín dụng phân thành 5 nhóm nợ : Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn – standard), Nhóm 2 (nợ cần chú ý – watch), Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn-substandard), Nhóm 4 (nợ nghi ngờ-doubful), Nhóm 5 (nợ tổn thất-loss) và nợ xấu (bad debt) là các khoản nợ bị phân loại từ nhóm 3 trở đi, cụ thể như sau:

– Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn – substandard): việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn bị nghi ngờ do thiếu các điều kiện bảo đảm (ví dụ như giá trị vốn tự có của người vay hoặc thế chấp); hay nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn trên 90 ngày. Các khoản nợ này này có những yếu kém được xác định rõ ràng, có khả năng đưa đến mất mát nếu không được sữa chữa.

– Nhóm 4 (nợ nghi ngờ-doubful): có tất cả các nhược điểm của nợ nhóm 3, cộng thêm các nhược điểm nữa làm cho việc thu hồi hoặc thanh toán toàn bộ khoản nợ trở nên rất nghi ngờ và không chắc chắn; và/hoặc nợ lãi hoặc gốc đã chậm thanh toán quá 180 ngày. Trong danh mục cấp tín dụng của ngân hàng, khoản nợ này được đánh giá là bị suy giảm nhưng chưa mất toàn bộ.

– Nhóm 5 (nợ tổn thất-loss): các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và/hoặc lãi đã chậm thanh toán quá một năm.

Phân loại nợ xấu theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam
Phân loại nợ xấu theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam

b.Phân loại nợ xấu theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ – NHNN của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Căn cứ vào kết quả từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xác định rủi ro đối với từng khách hàng, TCTD phân loại khách hàng vào các nhóm nợ tương ứng và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định, theo đó các khoản nợ vay tại ngân hàng được phân thành 5 nhóm: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Cách phân loại này được sử dụng chính thức trong báo cáo tài chính của các TCTD, trên hệ thống thông tin tín dụng CIC,trong việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hàng tháng, hàng quý tại TCTD,… Các tổ chức tín dụng khác nhau có tiêu chuẩn phân loại nợ khác nhau, theo phương pháp định tính, theo phương pháp định lượng.

– Phân loại nhóm nợ theo định tính

+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ được các TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): là các khoản nợ được đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và TCTD sẽ dự trù sẽ phải gánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi khi đã tính đến giá trị thực tế của tài sản đảm bảo.

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): là các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ như: phát mại tài sản đảm bảo, tố tụng…

– Phân loại nhóm nợ theo định lượng

+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;

Các khoản nợ được gia hạn lần đầu;

Các khoản nợ nhóm 1, 2 nhưng được miễn, giảm lãi (gồm: lãi phạt chậm trả, lãi trong hạn, lãi quá hạn) do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Xem thêm: thư xin việc bằng tiếng anh, phương pháp luận là gì

phan-loai-no-xau
phan-loai-no-xau

Các khoản nợ TCTD phải trả thay (đối với các khoản bảo lãnh), các khoản thanh toán (đối với cam kết ngoại bảng) đã quá hạn dưới 30 ngày (được tính từ ngày TCTD buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo các cam kết ngoại bảng.

Đối với khách hàng có từ 2 khoản nợ trở lên tại TCTD (kể cả khoản nợ TCTD tham gia hợp vốn), khi có bất kỳ khoản nợ nào phân loại vào nhóm 3 thì phải phân loại toàn bộ dư nợ thuộc nhóm 1,2 còn lại của khách hàng vào nhóm 3.

Trên đây là cách phân loại nợ xấu đang được sử dụng hiện nay. Hay sử dụng kiến thức này để hoàn thành bài tập nhé! Chúc bạn đạt kết quả cao nhất!

Xem đầy đủ tại: https://trithuccongdong.net/phan-loa...-viet-nam.html