-
Khái niệm và chức năng của chính sách xã hội
1, Khái niệm chính sách xã hội
a, Khái niệm chính sách xã hội trên thế giới
– Theo V.Z Ro-go-vin cho rằng: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó.
Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hoà quyện của khoa học thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy.
Z.Rogovin, Chính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển, Matxcơva, 1980, tr10-11, bản dịch Thông tin khoa học xã hội.
– Còn theo Giáo sư G.Winkler, nguyên viện trưởng Viện xã hội học và chính sách xã hội (thuộc Cộng hoà dân chủ Đức cũ) cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng hoà các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp công nhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn, của các đảng phải và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội… phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tri thức và những người lao động khác”.
– Tạp chí Xã hội học và Chính sách xã hội, số 2, 1982, tr 1-21
+ Theo quan điểm của G.Winler thì chính sách xã hội đề cập đến sự phát triển các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau. Chính sách xã hội, chính sách kinh tế, chính sách văn hoá, chính sách dân tộc không tách rời nhau.
+ Theo quan điểm của giáo sư Anthoay Giddens nhà xã hội học Mỹ thì chính sách xã hội là “sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế. Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như một công cụ, một phương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu quả”.
b, Khái niệm chính sách xã hội trong nước
Trong “Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại”, Nxb. KHXH, HN, 1980
Như vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội… Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao động xã hội gọi là “đối tượng chính sách” và “đối tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp, những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn giáo…
Vậy khái niệm chính sách xã hội là gì? “Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và cổng bằng xã hội trong một bổi cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.
Tham khảo thêm các bài viết khác của Luận Văn Việt:
+ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
+ đặc điểm của quản lí giáo dục
+ luận văn quản trị bán hàng
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Khu dự án Sky 89 chủ đầu tư Tập đoàn An Gia không gian yên bình nhiều diện tích đậm nét Việt Nam. Sky 89 giagocchudautu.com không gian yên bình kênh nhiều lợi tiện ích vượt trội. Căn hộ nằm trục...
Khu đô thị Sky 89 cân bằng phong thủy