Tìm kiếm các biện pháp thay thế kháng sinh luôn được toàn thế giới quan tâm. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia đánh giá là hữu hiệu cho tôm nuôi.



1/ Thảo dược tự nhiên

Thảo dược tự nhiên với nhiều tác dụng vượt trội cho tôm nuôi như khả năng kích thích tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch, chống vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Chẳng hạn, các chiết xuất từ cây kỳ nham, gừng, cà gai ba thùy, xuyên tâm liên, phá cố chỉ, cỏ mực, hương nhu, cây Picrorrhiza, diệp hạ châu, dây thần thông… đều có tác động tích cực đến tôm như khả năng thúc đẩy tăng, giảm stress, bổ gan và chống vi khuẩn. Hay, tinh dầu tỏi và sài đất, có tác dụng diệt khuẩn, giúp điều trị các bệnh ăn mòn vỏ kitin. Tag: may thoi khi

2/ Probiotic

Ngược lại với kháng sinh, probiotic là một lượng lớn các vi sinh vật có lợi phát triển nhằm chống lại sự phát triển của các vi sinh vật gây hại. Chế phẩm Probiotic là một trong những dạng chế phẩm sinh học phổ biến nhất. Probiotic có những tác dụng to lớn đối với tôm nuôi như sản xuất ra các chất kháng khuẩn, kháng virus; cung cấp dinh dưỡng và các enzyme tiêu hóa cho tôm nuôi; tăng cường hệ miễn dịch; Cũng như có khả năng tác động đến hệ phiêu sinh thực vật, cải thiện chất lượng nước ao... Chẳng hạn, một số dòng vi khuẩn như Vibrio alginolyticus và B. subtilis được dùng trong nuôi tôm vì chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Vibrio harveyi, V. parahaemolyticus và V. splendidus.

3/ Prebiotic

Prebiotic là các chuỗi ngắn carbohydrates hòa tan (chất xơ hòa tan – oligosaccharides). Hiện giờ có rất ít các nghiên cứu về tính hiệu quả của prebiotics cho các vật nuôi thủy sản và các nghiên cứu này chủ yếu trên cá. Tuy nhiên, kết quả cho thấy các sản phẩm thuộc nhóm Oligosaccharides không tiêu hóa chẳng hạn như Fructooligisaccharides khi cho tôm ăn sẽ thay đổi được thành phần và hàm lượng vi khuẩn, làm gia tăng hệ thống miễn dịch cho tôm (Li và ctv, 2007). GroBiotics-A gia tăng hiệu quả tỷ lệ sống đến 80% tuy nhiên việc sử dụng prebiotics đòi hỏi có thêm nhiều nghiên cứu và và thị trường để khuyến khích người nuôi sử dụng những sản phẩm này. Tag: bệnh thường gặp trên tôm sú

4/ Axit hữu cơ

Axit hữu cơ là những chuỗi axit có cấu trúc chung R-COOH. Chúng có những tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản; Cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng thành tích vật nuôi, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn. Các axit hữu cơ được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi gồm có formic, axetic, propionic, butyric, lactic, sorbic, fumaric, tartaric, citric, benzoic, và malic, và được chia làm 2 nhóm dựa theo đặc tính của chúng.

5/ Enzyme

Việc bổ sung thêm enzyme vào khẩu phần ăn hàng ngày nhằm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong thức ăn; giảm thiểu độc tố trong cơ thể động vật, giảm ô nhiễm môi trường… Từ đó giúp cải thiện được thành tích nuôi thông qua việc rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột và giảm FCR. Mặt khác, mặc dù kháng sinh là chất bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi thủy sản, tuy nhiên người nuôi vẫn dùng để điều trị bệnh tôm cá trong trường hợp bất khả kháng. Trong trường hợp này, giải pháp bổ sung enzyme ngoại sinh từ bên ngoài là hết sức cần thiết để duy trì hấp thu dưỡng chất và tốc độ tăng trưởng của vật nuôi. Tag: phần mềm quản lý ao

Nguồn: 2lua.vn/article/5-yeu-to-huu-ich-thay-the-khang-sinh-5b0b7616e49519f7498b457d.html