Mỗi khi xuân về, dịch sởi ở trẻ nhỏ lại bùng phát mạnh mẽ. Việc chăm sóc bé bị sởi bằng cách tốt nhất hiện nay đang là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Bởi nếu không có phương pháp chăm sóc trẻ bị sởi tốt, đúng cách thì hậu quả biến chứng để lại cho con trẻ vô cùng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về cách chăm sóc bé bị sởi với chúng tôi nhé.
Bệnh sởi là gì?
Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường xuất hiện ở đầu mùa xuân. Bệnh sởi diễn ra theo từng nhóm và mức độ lây lan nhanh chóng tạo thành dịch bệnh. Đối tượng thường xảy ra chủ yếu của sởi là trẻ em độ tuổi từ 1đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi.

Nếu hệ thống miễn dịch kém nghĩa là không được tiêm vắc xin hay đã mắc bệnh một lần sẽ dễ bị lây nhiễm thông qua con đường hô hấp.


Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ nhỏ.
Do cơ thể nhiễm virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Thông thường trong đời mỗi người chỉ bị mắc một lần, bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ từ 1 đến 15 tuổi vì lúc này miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn thấp. Do đặc tính bệnh sởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, sổ mũi, tiếp xúc nói chuyện qua đường ăn uống. Virus gây bệnh lây lan ra ngoài không khí bằng những giọt nước bọt, người lành chưa nhiễm bệnh vô tình hít phải sẽ có thể lây nhiễm. Những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng virus bệnh sởi.

Triệu chứng của bệnh sởi. chăm sóc bé bị viêm họng
Khi mắc bệnh ở trẻ nhỏ thường có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày sau đó mới phát tán thành các biểu hiện bệnh. Một vài dấu hiệu bệnh sởi tiêu biểu:

Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan , ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi…Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.


- Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi….và lan dần xuống chân cho đến hết.

- Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 39 – 40 độ C. Trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi bé sẽ bị co giật.

Đó là những dấu hiệu bệnh sởi thông thường nhất có thể thấy, tuy nhiên bệnh sởi còn có những biến chứng nguy hiểm như gây ra các bệnh: viêm não, viêm giác mạc, tiêu chảy, viêm phế quản, tai mũi họng…

Cách chăm sóc trẻ bị sởi khoa học nhất:
Phòng ngừa bệnh sởi bùng phát gây lo lắng cho mọi người, các bố mẹ nên có sự chuẩn bị tốt nhất để cho con trẻ có khả năng miễn dịch bệnh sởi bằng cách phòng bệnh sởi sau: chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 tháng và mũi sau khi bé từ 4-6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất bốn tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2-5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Liều 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi.


- Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liện tực, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.

- Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.

- Vệ sinh nhà ở, giường chiếu, đồ chơi của trẻ nhỏ thật sạch.

- Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Tích cực cho con trẻ uống nhiều nước, sữa, nước ép hoa quả.

- Khi nghi ngờ những biểu hiện trẻ mắc bệnh sởi phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán và điều trị. Phần lớn những trường hợp bé bị nặng có thể dẫn tới tử vong là do mẹ đưa bé quá chậm trễ tới bệnh viện.

Để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Hậu quả của chăm sóc trẻ bị sởi không đúng cách.
Bệnh sởi ở trẻ nếu biết cách chăm sóc, điều trị thì không hề gây nguy hiểm cho bé. Nhưng một số trường hợp, cha mẹ cứ giữ bé ở nhà và chữa bằng các mẹo dân gian thì chính xác đây là hại con gián tiếp.


Khi con không được chữa trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra:

Viêm phổi: do bội nhiễm vi trùng như tụ cầu, liên cầu. Đây là nguyên nhân thường gây ra tình trạng tử vong ở trẻ.
Viêm tai giữa: trẻ có dấu hiệu biếng ăn, quấy khóc, người mệt mỏi.
Viêm não: là biến chứng gây tử vong và di chứng cao. Trẻ có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, co giật và có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần.