Tri Thức Cộng Đồng xin chia sẻ 1 chủ đề luận văn rất được quan tâm dành cho sinh viên khối ngành Marketing. Bạn có thể download đầy đủ đề tài luận văn công tác marketing đối với doanh nghiệp.
Marketing đối với doanh nghiệp là gì?
Định nghĩa:
Hoạt động kinh doanh ngày càng thay đổi, mọi thứ diễn ra nhanh chóng và năng động hơn, việc cạnh tranh làm cho các lý thuyết marketing được vận dụng một cách hiệu quả và triệt để hơn. Vì vậy, marketing dần dần là lĩnh vực diễn ra khắp mọi nơi, trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn chưa có định nghĩa nào thống nhất về marketing, nhưng mọi cách hiểu khác nhau đều dựa trên quan điểm về sự trao đổi trên thị trường.
– Theo Hiệp hội marketing Mỹ (The American Marketing Association – AMA): “Marketing là quá trình hoạch định và quản lí thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của các cá nhân và tổ chức”.
– Peter Drucker, người khai sinh ra ngành quản trị hiệu đại, cho rằng: “Mục đích của Marketing không cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ”.
– Theo Philip Kotler (cha đẻ của ngành marketing hiện đại): “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi”
Vị trí của chính sách Marketing-mix:
Là một bộ phận cấu thành nên chiến lược Marketing-mix thông thường bao gồm các kế hoạch và các chính sách. Các kế hoạch thường thể hiện tầm nhìn lâu dài còn chính sách để đạt được mục tiêu trong ngắn hạn.

Luận văn đề tài đẩy mạnh công tác Marketing đối với doanh nghiệp
MỤC LỤC CHI TIẾT ĐỀ TÀI: ” ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ELISE”
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU
  1. Lý do chọn đề tài.
  2. Mục đích nghiên cứu.
  3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
  4. Phương pháp nghiên cứu.
  5. Kết cấu của luận văn.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan
1.2. Khoảng trống nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan về marketing doanh nghiệp
2.1.1 Marketing đối với doanh nghiệp là gì?
2.2.3 Chiến lược về sản phẩm.
2.2.4 Chiến lược về giá.
2.2.5 Các hoạt động về phân phối.
2.2.6 Các hoạt động về xúc tiến.
2.2 Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động marketing tại một số doanh nghiệp kinh doanh thời trang.
2.2.1 Eva de Eva.
2.2.2 Ralph Lauren.
2.2.3 Chanel.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ELISE
3.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Elise
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2014
3.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing của công ty Cổ phần Elise
3.2.1 Nhân tố bên trong
3.3 Thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Elise giai đoạn 2011 – 2014
3.3.1 Sản phẩm
3.2.2 Các hoạt động về giá
3.3.3 Các hoạt động về phân phối
3.3.4 Các hoạt động về xúc tiến
3.4 Đánh giá chung hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Elise
3.4.1 Kết quả đạt được
3.4.2 Các hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ELISE
4.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Elise
4.1.1 Cơ hội và nguy cơ
4.1.2 Định hướng phát triển chung
4.1.3 Định hướng phát triển marketing
4.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing
4.2.1 Giải pháp đối với hoạt động sản phẩm.
4.2.2 Giải pháp đối với hoạt động về giá
4.2.3 Giải pháp đối với hoạt động về phân phối
4.2.4 Giải pháp đối với hoạt động về xúc tiến
4.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác:
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xem thêm: khái niệm chung về marketing, rủi ro trong ngân hàng
Trích lại phần mở đầu về công tác Marketing của Doanh nghiệp
  1. Lý do chọn đề tài

Đứng trong top 10 các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới nhưng thị trường thời trang Việt Nam trong một thời gian dài lại nằm trong tay những nhãn hiệu đến từ nước ngoài.
Cùng với làn sóng những sản phẩm trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan… lan khắp các tỉnh thành, cơn sóng của những thương hiệu thời trang cao cấp từ những nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang phủ kín những trung tâm mua sắm lớn tại các TP lớn, khiến ngành may mặc, thời trang Việt Nam chao đảo…
Theo thống kê chưa đầy đủ của các DN kinh doanh thời trang, đến thời điểm hiện tại, có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trường, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano, Bossini (châu Á) và tầm cao như CK, Mango, D&G…
Theo các chuyên gia, thị trường Việt Nam hơn 90 triệu dân với mức tăng trưởng bình quân từ 15 – 20% là niềm “mơ ước” của nhiều DN ngoại. Đó là lý do khiến các thương hiệu nước ngoài vẫn liên tiếp xuất hiện tại Việt Nam. Hiện, ngành may mặc nội địa đang áp mức thuế nhập khẩu 20% nhưng sẽ dần xuống 0% khi Việt Nam tham gia TPP và gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN . Và khi ấy, khó khăn của DN Việt sẽ càng gấp bội và nỗi lo mất “sân nhà” cũng sẽ dần trở thành hiện thực.
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2011 với định vị ở phân khúc cao cấp, đến năm 2015, Công ty Cổ phần Elise đã mở đến 40 Showroom ở nhiều thành phố lớn trên cả nước. Ba năm trở lại đây, hệ thống cửa hàng của Elise đã tăng nhanh với cấp số cộng và mở rộng khắp các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc. Mục tiêu và kim chỉ nam mà Elise đặt ra cho thương hiệu của mình là dẫn đầu xu hướng, đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp với mức giá hợp lý.
Trong 3 năm trở lại đây, Elise ngoài tập trung vào chất lượng sản phẩm thì số tiền mà Elise đầu tư cho Marketing, quảng bá và làm thương hiệu lên đến hơn 20 tỷ đồng/năm. Với một loạt các show truyền hình như: The Remix (Hòa âm ánh sáng, Bố ơi mình đi đâu thế, bước nhảy hoàn vũ,…) và mới nhất là Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam.
Là một thương hiệu trẻ và đang tự xây dựng, định hình cho mình một con đường với niềm đam mê và tham vọng trở thành người dẫn đầu. Tuy nhiên sự canh tranh từ các hãng thời trang nước ngoài đang một nỗi lo lớn đối với các nhà quản trị tại Công ty Cổ phần Elise. Từ thực tế đó, tôi xin mạnh dạn đề xuất đề tài: “Đẩy mạnh công tác Marketing tại Công ty Cổ phần Elise” nhằm đưa ra được những chiến lược, giải pháp nhằm tháo gỡ bài toán làm thương hiệu và đẩy mạng thương hiệu tại Công ty Cổ phần Elise. Rất mong các thầy cô giáo, các bạn đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt nội dung luận văn này
  1. Mục đích nghiên cứu

  • Khái quát hệ thống những lí luận cơ bản về marketing.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Elise để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu; từ đó đề xuất những giải pháp chiến lược đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty trong thời gian tới.

  1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing tại các doanh nghiệp
– Phạm vi nghiên cứu:
  • Về không gian: Tại Công ty Cổ phần Elise.
  • Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu, dữ liệu từ năm 211 đến 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.

  1. Phương pháp nghiên cứu

  • Kết hợp lý luận thực tiễn và so sánh

Dựa trên những lí luận, đưa ra và vận dụng nhìn nhận thực tiễn đang diễn ra tại công ty Cổ phần Ellise.
  • Tham khảo tài liệu

Tham khảo các tài liệu cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau như: từ sách, internet…để kế thừa và phát huy tốt hơn các nghiên cứu đã làm và rút kinh nghiệm về những mặt hạn chế mà các đề tài viết về những vấn đề trước đây chưa làm được
  • Xử lý tài liệu và thống kê số liệu

Từ những tài liệu thu thập cũng như số liệu điều tra được nhóm tiến hành xử lý và thống kê lại cho ngắn gọn và dễ hiểu bởi vì không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao.
Nguồn số liệu nghiên cứu:
  • Nguồn dữ liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Công ty Cổ phần Elise từ năm 2011 – 2014.
  • Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức – hành chính cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động Marketing từ năm 2011-2014.

  1. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 04 chương
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing trong doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Elise.
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Elise
Xem đầy đủ: công tác Marketing