* Giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm lao động dịch vụ nhất định.
Chỉ tiêu gía thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong nó, đó là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
* Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Dựa vào các tiêu thức phân loại nhất đinh mà ta chia được thành các loại giá thành khác nhau. Sau đây là các cách phân loại giá thành phổ biến.
Xem thêm: sản phẩm du lịch biển đảo, luận văn kế toán chi phí sản xuất

ke-toan-chi-phi-san-xuat-va-tinh-gia-thanh-san-pham

– Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này thì giá thành được chinh thành 3 loại sau:
+ Giá thành sản phẩm kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch.
+ Giá thành sản phẩm định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho một đơn vị sản phẩm.
+ Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
– Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách này thì giá thành được chia thành hai loại sau:
+ Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chi tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp.

Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, yếu tố giá bán là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp số liệu quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó mà nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời, phù hợp.
Để tối đa hóa các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí phát sinh ở từng doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh.
Xem đầy đủ: Chi phí sản xuất