-
Có mấy cách phân loại về thị trường
1/ Khái niệm thị trường
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau lại có một cách nhìn nhận riêng. Vì vậy rất nhiều khái niệm thị trường được đưa ra nhưng ở đây ta chỉ đưa ra một số khái niệm cơ bản:
Theo C.Mác, hàng hoá sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà sản xuất ra để bán. Vì vậy cần phải hiểu rằng thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền tệ.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành xây dựng
+ bìa khóa luận tốt nghiệp
+ hành chính công là gì
David Beg đưa ra khái niệm thị trường, theo ông, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận, thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, có sự thoả thuận, đấu tranh, thống nhất và gặp nhau. Số lượng người mua- bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Qua đó còn cho ta thấy thị trường là sự kết hợp giữa sản xuất và tiêu dùng.
Có nhà kinh tế lại quan niệm: thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ.
Theo quan niệm của Hội quản trị Hoa Kỳ, thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua.
Theo C.Mác và Lênin thì khái niệm thị trường không tách rời khái niệm phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất ( hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá) do đó bắt buộc phải trao đổi hàng hoá cho nhau và hai bên đều được thoả mãn nhu cầu của mình.
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó đến nay nền sản xuất đã phát triển trải qua nhiều thế kỷ nên khái niệm thị trường rất phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, xuất phát từ những khái niệm trên ta nhận thấy rằng: thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu của tổng cung và tổng cầu về một loại hàng hoá, một nhóm hàng hoá nào đó; thị trường bao gồm cả yếu tố không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán, ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá dịch vụ và sản lượng.
2/ Phân loại thị trường
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biêt cặn kẽ tính chất và đặc điểm của từng thị trường, từ đó định ra phương thức ứng xử thích hợp để chiếm lĩnh các bộ phận thị trường cụ thể. Phân loại thị trường chính là chia thị trường theo các góc độ khách quan khác nhau.
Phân loại thị trường là cần thiết, là khách quan để nhận thức cặn kẽ thị trường. Hiện nay trong kinh doanh, người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường. Mỗi cách phân loại có một ý nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh doanh. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:
a/ Phân loại theo hình thái hiện vật của đối tượng trao đổi gồm thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ
– Thị trường hàng hoá: đối tượng trao đổi là hàng hoá, vật phẩm tiêu dùng với mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất. Thị trường hàng hoá gồm nhiều thị trường bộ phận khác nhau:
Thị trường các yếu tố sản xuất: là thị trường diễn ra hoạt động trao đổi hàng hoá để thoả mãn các yêu cầu sản xuất của xã hội. Hàng hoá ở đây chủ yếu là các nguyên vật liệu và các sản phẩm kỹ thuật khác ( máy móc, thiết bị, công cụ…).
– Thị trường hàng tiêu dùng: là thị trường trao đổi hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
– Thị trường dịch vụ: là thị trường trao đổi các hàng hoá đặc biệt không tồn tại dưới hình thái cụ thể ( Ví dụ: dịch vụ khách sạn, dịch vụ bảo hiểm…)
b/ Phân loại theo quan hệ mua bán giữa các nước
– Thị trường thế giới: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá giữa các quốc gia với nhau. Các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế của mỗi nước.
– Thị trường dân tộc ( thị trường trong một nước): là hoạt động mua bán của những người trong cùng một quốc gia và các quan hệ kinh tế diễn ra trong mua bán chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế chính trị trong phạm vi của nước đó.
c/ Phân loại theo số người tham gia vào thị trường và vị trí của người bán, người mua trên thị trường
– Thị trường độc quyền: là thị trường mà bên tham gia chỉ có một người duy nhất. Bên bán có một người gọi là thị trường độc quyền bán, bên mua chỉ có một người thì gọi là thị trường độc quyền mua.
– Thị trường cạnh tranh: là thị trường ở đó có nhiều người bán và người mua tham gia, thế lực của họ ngang nhau.
Ngoài các cách phân loại trên, còn rất nhiều cách phân loại khác về thị trường. Tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà nhà kinh doanh có thể lựa chọn các tiêu thức phân loại khác nhau.
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Căn hộ Charm City Bình Dương xây dựng bởi Công ty TNHH DCT Partner Việt Nam lối sống thoải mái sống tiện nghi sông nước bao quanh. Charm City Bình Dương giagocchudautu.com lối sống thoải mái cây...
Khu căn hộ chung cự Charm City Bình Dương phong cách năng động