Nhằm lấy lại hình dáng bình thường cho mí mắt bị sụp, nhiều người lựa chọn giải pháp nâng cung chân mày. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để áp dụng phương pháp này.

>>> Xem thêm: nâng chân mày

>>> Xem thêm: treo chân mày ở đâu

>>> Xem thêm video sau : treo chân mày




Ở mắt bình thường, khoảng cách từ tâm giác mạc (tròng đen) đến bờ dưới của mi trên khi nhìn thẳng là 4-4,5 mm (hoặc bờ dưới mi trên che rìa trên giác mạc 1-2 mm). Sụp mi là sự sa xuống bất thường của mi trên.

Sụp mi được chia làm hai nhóm nguyên nhân: sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải. Sụp mi bẩm sinh hay gặp nhất, xuất hiện ngay từ khi mới sinh, xảy ra do kém phát triển một phần hoặc toàn bộ cơ nâng mi trong quá trình phôi thai. Bệnh có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt.

Sụp mi mắc phải xuất hiện trong bất kỳ thời gian nào sau sinh, nguyên nhân có thể do chấn thương, bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh III, sụp mi do u mi, sụp mi sau bị bỏng hoặc do phẫu thuật…

Bệnh nhân sụp mi thường hay ngửa đầu lên trên, nhăn trán để nhìn rõ hơn theo nguyên tắc bù trừ. Một số trường hợp bệnh nhân có thể nhìn thấy song thị (hai hình) hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn nếu có kèm các nguyên nhân chèn ép hoặc liên quan thần kinh. Khi sụp mi nặng (che diện đồng tử), thị lực và tầm nhìn của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng.

Trước khi tiến hành điều trị bệnh sụp mi, bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây sụp mi, mức độ sụp mi và chức năng của cơ nâng mi. Tùy thuộc vào nguyên nhân sụp mi chính xác của bạn, bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật, điều trị bằng thuốc uống hay can thiệp chuyên sâu hơn.

Đối với phẫu thuật, hiện có hai phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi hoặc phẫu thuật treo mí vào cơ trán. Mục đích của phẫu thuật là làm cho độ mở khe mi của mắt bị sụp bằng độ mở khe mi của mắt bình thường.

Ở lứa tuổi 18 như của bạn, việc sụp chân mày thường hiếm khi xảy ra vì tình trạng này chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Do đó, việc thẩm mỹ nâng cung chân mày đối với bạn có khả năng cao là không hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo xác định chính xác tình trạng bệnh, việc thăm khám trực tiếp với bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn tốt là rất quan trọng.