Với sự phát triển của kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngày càng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với nhau để cùng làm ăn, kinh doanh bền vững. Đối với những bên không muốn thành lập tổ chức kinh tế vì tốn thời gian và chi phí, họ có lựa chọn nhanh chóng hơn đó chính là hợp tác kinh doanh và hợp đồng để gọi cho hình thức đó đó chính là hợp đồng BCC. Vậy đặc điểm của hợp đồng BCC như thế nào mà thu hút các nhà đầu tư như vậy? Siglaw sẽ cung cấp thông tin cho các bạn qua bài viết dưới đây.

Khái niệm về hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay gọi là hợp đồng BCC (Business cooperation contract) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không cần thành lập tổ chức kinh tế

Có hai hình thức ký hợp đồng BCC đó là giữa các nhà đầu tư Việt Nam với nhau hoặc giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài (trường hợp trên 51% phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Có thể thấy pháp luật Việt Nam cho phép các chủ thể tham gia hợp đồng BCC không phân biệt quốc tích, cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; chủ thể được quy định trong Luật Đầu tư bao gồm:

Tổ chức/ cá nhân thực hiện đầu tư, kinh doanh. Gồm các nhà đầu tư trong/ngoài nước và các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức không có vốn nước ngoài
Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo luật nước sở tại và đang thực hiện đầu tư tại Việt Nam
Những đặc điểm của hợp đồng BCC cần biết
Đặc điểm của hợp đồng BCC
Đặc điểm của hợp đồng BCC
Thứ nhất, các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức này không cần phải thành lập tổ chức kinh tế; các bên hợp tác chỉ cần phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm với nhau. Do đó các bên tham gia sẽ được độc lập trong tư cách pháp lý của mình.
Thứ hai, vì là hợp đồng hợp tác nên chủ thể của hợp đồng phải từ 2 trở lên bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ ba, BCC là hợp đồng song vụ, nghĩa là các bên có thoả thuận về quyền và nghĩa vụ đối ứng với nhau và hợp đồng này phải được lập thành văn bản.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phải góp vốn, tài sản để thực hiện thoả thuận ban đầu. Các bên sẽ được hưởng lợi nhuận và tiền lỗ (nếu có) dựa theo phạm vi đóng góp tài sản.
Thứ tư, khi tham gia hợp đồng BCC, một ban điều phối sẽ được thành lập để thực hiện hợp đồng này. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thoả thuận.
Ưu và nhược điểm khi kí kết hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC có những đặc điểm giúp các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn chọn tối ưu khi không muốn thành lập một doanh nghiệp mới mà vẫn muốn đầu tư vào Việt Nam để sinh lời, do đó BCC có những ưu điểm sau đây:

Điểm đầu tiên đó chính là các bên không bắt buộc thành lập tổ chức kinh tế do đó sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian thay vì phải thực hiện nhiều thủ tục như đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp,…
Các nhà đầu tư hoàn toàn bình đẳng với nhau trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh vì có tư cách pháp lý độc lập
Các bên có thể hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng khả năng và kinh nghiệm của mình để tạo ra lợi nhuận cũng như sản phẩm tốt nhất. Ví dụ các nhà đầu tư nước ngoài có thể hỗ trợ nhà đầu tư trong nước về công nghệ, dây truyền sản xuất,…
Việc phân chia lợi nhuận được rõ ràng và tối ưu vì nội dung bắt buộc trong hợp đồng hợp tác kinh doanh là có phân chia kết quả của hoạt động đầu tư
Các nhà đầu tư có thể hợp tác làm ăn lâu dài vì có thể dùng lợi nhuận để thành lập doanh nghiệp sau này theo quy định pháp luật doanh nghiệp.
Tuy nhiên vì hợp đồng BCC là do các bên hợp tác kinh doanh với nhau nên về vấn đề sử dụng con dấu hay chữ ký sẽ phải có 1 bên đứng lên đại diện và bên đó sẽ chịu nhiều trách nhiệm hơn. Thứ hai, hợp đồng BCC được lập nhanh gọn, thường sử dụng trong thời gian ngắn hạn, cụ thể nên sẽ phù hợp với những dự án dễ sinh lợi nhanh nên khó thu hút những lĩnh vực khó khăn hoặc những dự án dài hạn.

Trên đây là tư vấn của Siglaw về “ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG BCC”, nếu quý khách có bất kì thắc mắc về nội dung trên hoặc muốn được tư vấn toàn diện, vui lòng liên hệ công ty Luật Siglaw:
Xem thêm: Dịch vụ Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài của công ty luật siglaw.