-
Áo lông thú gian nan bám trụ làng thời trang
Áo lông thú gian nan bám trụ làng thời trang
Giới thiệu cho bạn những xu hướng thời trang mới nhất
hông phải tự nhiên mà những chiếc áo lông luôn nhận được sự ưu ái của những ngôi sao nổi tiếng trên thế giới. Chúng không chỉ tăng vẻ sang trọng cho người mặc mà còn là người bạn đồng hành ấm áp trong mùa đông.
Cứ mùa đông đến, mỗi phụ nữ đều ao ước được sở hữu 1 chiếc áo lông vừa sành điệu vừa ấm áp. Không phải tự nhiên mà những chiếc áo lông luôn nhận được sự ưu ái của những ngôi sao nổi tiếng trên thế giới. Chúng không chỉ tăng vẻ sang trọng cho người mặc mà còn là người bạn đồng hành ấm áp trong mùa đông. Tuy nhiên, đằng sau sự xa xỉ ấy, mấy ai hiểu rõ về nguồn gốc và lịch sự đầy thăng trầm của chiếc áo làm từ lông thú? Đến nay, áo khoác làm bằng lông thú thật đã vấp phải sự phản đối của tổ chức hoạt động bảo vệ động vật.
Hãy cùng lật lại lịch sử tìm về cội nguồn của áo lông thú “quý tộc” này nhé.
Thuở đầu chỉ để giữ ấm
Chất liệu lông thú là 1 trong những chất liệu tồn tại lâu đời nhất trong lịch sự phát triển loài người. Hiện nay, chưa xác định cụ thể thời gian quần áo được làm từ chất liệu lông thú có từ khi nào. Chỉ biết rằng, đã từ rất lâu, loài người đã biết lấy lông da thú để sử dụng, ủ ấm khi thời tiết lạnh giá. Một số tư liệu cho biết, các loài trong chi Người gồm loài Homo sapiens- tiếng Lating nghĩa là “người thông thái” hay “người thông minh” và loài Homo neanderthalensis đã sử dụng đầu tiên chất liệu lông thú này.
*Áo lông thú lấy từ lông của các loài động vật có độ ấm rất cao nên những người dân vùng xứ lạnh rất ưa chuộng dùng loại này. Ban đầu nó chỉ xuất hiện ở Châu Âu, dần dần áo lông thú đã phổ biến rộng rãi ở Canada trong suốt mùa đông lạnh giá. Đặc biệt là những nơi ở Bắc Cực chẳng hạn như dân tộc Inuit coi áo lông thú là trang phục họ thường xuyên sử dụng. Còn đối với vùng Scandinavia, Nhật Bản và Nga cũng coi áo lông thú là 1 phần của trang phục truyền thống của họ.
Áo khoác lông thú của người Canada năm 1910
Đa dạng lông thú
Các loại lông thú phổ biến là: cáo, thỏ, chồn, hải ly, rái cá, chó, mèo, chó sói Bắc Mỹ… hay những loại thú có túi. Một trong số loại lông này giá cả cao hơn so với những loại khác vì chúng có nhiều lớp và áo khoác lông sắc màu. Chất liệu này đã thu hút được sự yêu thích của các sao khắp thế giới.
Áo lông thú thể hiện “đẳng cấp”
Áo lông là một item thời trang thường được xếp vào tầm quý tộc vì vẻ sang trọng, quyến rũ và đắt giá. Rất dễ nhận ra, trong các bộ phim Hollywood, những vị quan tòa, hay quý tộc thuộc hoàng gia Anh đều sử dụng áo khoác lông màu trắng của chuột hương. Trước khi ra đời của lông thú nhân tạo, chỉ có những người giàu có thể đủ tiền mua một chiếc áo khoác lông thú được làm bằng lông của các con thú. Cho nên, những ai mặc áo lông thú phải là những người “có tiền” và có chức vụ trong xã hội. Đó được coi là trang phục “xa xỉ”, thể hiện đẳng cấp của giới quý tộc.
Nữ hoàng Anh cũng là 1 trong số phụ nữ "ưa chuộng" trang phục làm từ lông thú
tuy nhiên nữ hoàng Anh cũng bị phản đối dữ dội vì đội mũ lông thú
“Cuộc chiến” giữa tổ chức bảo vệ động vật và thời trang
Trong những năm 1980 và 1990, chiến dịch bảo vệ động vật đã phản đối dữ dội việc mặc áo lông thú trên toàn thế giới. Một nhóm người đã “tẩy chay” chiếc áo lông thú này vì cho rằng, đó là sự tàn bạo, độc ác. Bởi *động vật cũng có quyền được sinh sống.
Lúc bấy giờ, một số nhóm bảo vệ động vật đã “tìm mọi cách” làm gián đoạn các chương trình có biểu diễn thời trang lông thú, nhiều poster phản đối mặc lông thú dán “chằng chịt” ở những show diễn thời trang. Để thúc đẩy thông điệp chống sử dụng lông thú làm trang phục, một số nhóm đã tổ chức “ngày lễ thời trang tình thương” dành cho những con thú vào thứ 7 tuần thứ 3 của tháng 8 hàng năm. Ngoài ra, các nhóm khác còn tham gia sự kiện "Fur Free Friday" (ngày tự do của lông thú) - một sự kiện được tổ chức hàng năm vào ngày thứ 6 sau Lễ Tạ Ơn (Black Friday) ở trên toàn cầu với ý định đưa vấn đề lông đến toàn thế giới nhằm vận động và kêu gọi mọi người “nói không với việc sử dụng lông thú làm trang phục”. Đối tượng mà các tổ chức này nhắm đến chính là những nhân vật giàu có, nổi tiếng và đặc biệt là ngành may mặc thời trang.
Tổ chức bảo vệ động vật thế giới (PETA) còn cho rằng “Thà không mặc gì còn hơn mặc đồ lông thú”. Chính vì thế, không ít những tên tuổi ngôi sao, người mẫu, diễn viên nổi tiếng sẵn sàng khỏa thân để quảng cáo cho chiến dịch này.
Naomi và các đồng nghiệp trong quảng cáo của tổ chức động vật Petta năm 1994
Đệ nhất phu nhân tổng thống Mỹ bà Michelle Obama, nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey, nữ ca sĩ Beyonce, Carrie Underwood chung tay ủng hộ cho Peta
Giới thời trang thì lại cho rằng, chất liệu từ lông thú chính là đỉnh cao của ngành may mặc và tạo nên xu hướng thời trang đột phá, thể hiện sự sang trọng và tinh tế.
Có thể thấy, áo lông thú luôn “được lòng” giới showbiz, nhiều ngôi sao trên thế giới vẫn “thỏa sức” diện chiếc áo xa xỉ này. Coco Chanel- biểu tượng thời trang thế giới không cưỡng được sự cám dỗ, đã thổ lộ rằng "Nếu thực sự là một người sành điệu, hãy cố gắng sở hữu lấy một chiếc áo lông thú, dù chỉ một lần duy nhất trong đời…".
Nhiều ngôi sao Hollywood thích diện áo lông thú để thể hiện phong cách thời trang sang trọng và đẳng cấp của mình
Còn nhớ vào mùa hè năm nay, nữ ca sĩ “quái chiêu” Lady Gaga đã mặc áo làm từ lông thú khi xuất hiện ở Bulgary đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích dữ dội từ cộng đồng mạng. Mặc dù trước đó, cô đã từng bị tổ chức bảo vệ động vật PETA lên tiếng chỉ trích sau khi cô xuất hiện tại New York với chiếc áo lông thú màu hồng.
Lady Gaga vẫn "tự tin" mặc áo lông thú mặc dù bị kịch liệt phản đối
Còn rất nhiều ngôi sao, từ Âu đến Á được Tổ chức bảo vệ động vật “liệt” vào danh sách mặc “tệ hại” nhất. Các sao nữ này bị "điểm mặt chỉ tên" do họ có chung sở thích mặc áo lông thú.
Bà Becks là một người rất có gu ăn mặc với chiếc áo lông thú vô cùng thời trang, sành điệu, và tất nhiên rất đắt tiền.
Amber Rose cũng bị PETA đem ra chỉ trích và chế giễu vì ‘thói’ xa xỉ
Ngôi sao quốc tế Củng Lợi cũng bị PETA Asia chỉ trích không tiếc lời, thậm chí còn lấy quốc tịch Singapore của Củng Lợi ra để châm biếm: "Đáng lẽ cô ấy nên suy nghĩ đến việc từ bỏ áo lông thú chứ không phải là từ bỏ quốc tịch."
*Chương Tử Di cũng bị PETA liệt vào danh sách ăn mặc "tệ nhất" do mặc áo lông thú
BST xa xỉ thu đông 2012/2013 của Hermes tạo ấn tượng mạnh với các tín đồ thời trang bởi những thiết kế mang tính sáng tạo dựa trên các xu hướng nổi bật khác nhau và chiếc áo lông thú .
Như vậy, “cuộc chiến” giữa tổ chức bảo vệ động vật với giới thời trang vẫn chưa chấm dứt. Một bên thì kịch liệt phản đối, một bên thì vẫn đi theo “tiếng gọi thời trang”, thỏa mãn niềm đam mê dòng thời trang xa xỉ này. Vì thế, các nhà bảo vệ quyền lợi động vật đã kêu gọi những người nổi tiếng và các thành viên hoàng gia làm gương cho những người khác bằng cách tẩy chay đồ lông thú.
Áo lông thú vẫn là biểu tượng của sự giàu có
Ngày nay, rất nhiều các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới, điển hình như PETA, đã và đang cố gắng để ngăn chặn việc các nhà thiết kế sử dụng lông thú thật trong các bộ sưu tập thời trang. Kết quả thu được sau những sự cố gắng này là hơn 1/3 các nhà thiết kế thích sử dụng lông thú giả để làm nên các bộ trang phục của mình thay vì chọn lông thú thật, điển hình như Stella McCartney. Tuy vậy, áo lông thú vẫn còn là một biểu tượng của sự giàu có, xa xỉ nhất.
Ăn Mặc Đẹp theo EVA.VN
<div style="display:block">
<div>
- Làng thời trang thế giới và những ý tưởng...
</div>
</div>
<div style="display:block">
<div>
- Có thuốc làm cho da trắng?
</div>
</div>
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Ngành in ấn không ngừng phát triển và thay đổi theo thời gian, đặc biệt là với sự xuất hiện của các công nghệ in kỹ thuật số mới. In Sắc Màu luôn cập nhật những xu hướng mới nhất trong ngành để đáp...
In decal và sticker độc đáo: Sáng tạo từ In Sắc Màu