Tìm lại 'gốc rễ' của quần jeans
Giới thiệu cho bạn những xu hướng thời trang mới nhất


Đơn giản vì quần jeans hay người Việt Nam vẫn quen thuộc gọi là “quần bò”, họ mặc cảm thấy thoải mái, bền và dễ dàng đi lại. Có thể thấy, quần jeans đã trở nên phổ biến và quá quen thuộc với mọi người trên toàn thế giới. Và quần Jeans được ra đời từ sức sáng tạo tuyệt vời của chàng trai người Do Thái, Levi Strauss.
Vậy quần jeans xuất phát điểm như thế nào? Tại sao mà quần jeans trở nên phổ biến và được mọi người “chuộng” như thế?
Hãy cùng quay ngược thời gian để tìm lại “xuất xứ” của nó.

Jeans- tên gọi bắt nguồn từ đâu?

Quần jean xuất phát từ một loại nguyên liệu đã được làm ở châu Âu. Sở dĩ có tên gọi là “jeans” do thủy thủ Ý từ Genoa mặc quần bông và người Pháp gọi Genoa và người sinh sống ở đó là “Genes”. Sau đó, tên "jeans" đã được áp dụng cho quần là tốt.



Jeans làm từ nguyên liệu nào?

Lúc đầu, vải jeans được làm từ một hỗn hợp của nhiều thứ. Tuy nhiên, trong thế kỷ 18, vải jean được làm hoàn toàn từ bông. Bởi đồ jeans lúc bấy giờ thường được các công nhân, lao động nô lệ, thợ mỏ đào vàng mặc do nguyên liệu của nó rất mạnh mẽ, ít bị hỏng. Thông thường jeans nhuộm với màu chàm, một loại thuốc nhuộm được lấy từ các nhà máy ở châu Mỹ và Ấn Độ, nên màu jeans thường có màu xanh đậm.

Từ vải may lều thành… vải may quần

Vào năm 1948, vàng đã được tìm thấy ở California (cách San Francisco không xa), cho nên, rất nhiều người “bỏ quê hương” đến nơi này tìm vàng để mong đổi đời.
Vào năm 1853, cũng như bao gia đình nghèo khó khác, theo cao trào tìm vàng, một người đàn ông có tên là Leob Strauss đã dời cư đến Francisco, California. Tuy nhiên, ông không thành công trong việc đi tìm vàng mà thay vào đó chuyển sang hướng kinh doanh, buôn bán quần áo. Mặc dù chỉ nhỏ lẻ nhưng chính nơi đây về sau tạo nên sự nghiệp giàu có cho Levi Strauss- tên Leob sau này đã được đổi thành Levi.



Khi đi đào vàng, ông thấy quần áo của những người thợ đào vàng đều rách rưới trong khi đó, rất nhiều vải thô để dựng lều che mưa nắng. Ông đã bắt tay may quần cho người đi đào vàng từ những mảnh vải may lều. Tuy nhiên, để cho quần được bảo đảm hơn nữa ở những mối chỉ may, qua sáng kiến của Jacob Davis, ông cho đóng những đinh tán vào đó.
Ngày 20/5/1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121, cho quần với các đinh tán của họ từ Phòng Bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ. Đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans. Levi đã đặt tên cho chiếc quần đó là “waist overall” với tên hiệu sản xuất là "501®", mãi đến năm 1920, "Waist overall" mới được đổi thành Blue Jeans.



Năm 1873, Levi Strauss đã sản xuất được tổng cộng 72.000 chiếc bằng vải bông dày màu xanh
Cũng từ năm 1873 trở đi, Levi Strauss đã bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm quần jeans của mình. Không chỉ có công nhân đào vàng mà tầng lớp người lao động, công nhân các ngành nghề ai cũng sắm cho mình một, hai chiếc quần jeans. Chỉ riêng trong năm 1873, Levi Strauss đã sản xuất được tổng cộng 72.000 chiếc bằng vải bông dày màu xanh.
Năm1886, Levi khâu nhãn da trên quần jean. Đó là hình ảnh hai con ngựa rằng xé kéo một chiếc quần jeans. Điều này muốn khẳng định đồ bền của quần jean.



Ban đầu, những chiếc quần jeans có màu vàng nâu, sau qua màu xanh đậm. Từ loại vải thô dùng để căng lều, Levi đổi qua dùng loại vải dệt theo phương pháp "Serge de Nîmes" của Pháp. Năm 1890 “Levi Strauss & Companany” ra đời . Công ty đặt cơ sở đầu tiên tại San Francisco. Cũng chỉ vài năm sau, Levi Strauss đã trở thành người giàu có.
Levi Strauss được tôn vinh là ông tổ của những chiếc quần jeans và cũng nhờ những chiếc quần jeans Levi's mà Levi Strauss đã trở thành một đại triệu phú vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20. Levi mất ngày 26 tháng 9 năm 1902 và những chiếc quần Jeans hiệu Levi's vẫn được giới trẻ hiện tại đón nhận nồng nhiệt.
Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại châu Á, nhãn hiệu Levi’s được biết đến là nhãn hiệu trang phục jeans cao cấp số 1 – một nhãn hiệu mà giới trẻ ao ước bởi phong cách trẻ trung đầy cá tính, mang đầy chất mộng mơ lý tưởng nhưng lại pha một chút “tính nổi loạn”.

Làm thế nào quần jeans trở nên phổ biến?
Trong những năm 1930, Hollywood đã thực hiện rất nhiều các bộ phim ở phương Tây. Cowboys - những người thường xuyên mặc quần jean trong các bộ phim này khiến quần jean đã trở nên rất phổ biến hơn bao giờ hết.
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, một số quần jean được sử dụng, tuy nhiên quần “waist overalls” lại được biết nhiều trên thế giới do các binh sĩ Mỹ mặc khi thi hành công vụ. Sau chiến tranh, Levi bắt đầu bán chiếc quần này ra miền Tây nước Mỹ. Các công ty đối thủ, như Wrangler và Lee, cũng bắt đầu cạnh tranh với Levi.
Đến năm 1950, denim trở nên phổ biến với những người trẻ. Đó là biểu tượng của sự nổi loạn tuổi teen trong chương trình TV và phim ảnh (như James Dean 1955 trong bộ phim Rebel Without a Cause). Một số trường học ở Mỹ đã cấm học sinh mặc denim. Vì thế, thanh thiếu niên đã quay lại mặc quần “waist overalls”. Và năm 1960, thời gian của hippies và phản kháng, trong nhiều trường đại học, sinh viên mặc quần jean rất nhiều. Từ đây hình thành nên nhiều phong cách khác nhau của quần jean phù hợp với thời trang thập nhiên 60 như jeans thêu, quần jeans sơn, quần jeans ảo giác.



Trong nhiều quốc gia Tây phi, quần jean đã trở thành một biểu tượng của sự “suy đồi của phương Tây” và rất khó sử dụng được.
Tuy nhiên, cuối những năm 1970, quy định về thương mại thế giới đã trở nên thoải mái hơn, quần jean bắt đầu được sử dụng nhiều hơn trong các xưởng mà bóc lột công nhân tàn tệ ở các nước ở miền Nam. Bởi vì các công nhân được trả rất ít, quần jean đã trở thành rẻ hơn. Chính vì thế, nhiều người ở các nước miền Nam bắt đầu mặc quần jean.



Đến năm 1980, nhiều chiếc quần jeans được thiết kế với phong cách, cá tính riêng, khiến doanh số bán hàng của quần jean ngày càng đi lên.
Nhưng đến năm 1990, kinh tế trên thế giới có dấu hiệu suy thoái, việc bán quần jean đã chậm dần. Để chặn đứng tình trạng xuống dốc của quần Jeans, các nhà tạo mode đã thay đổi nhiều kiểu mẫu: lúc quần ống rộng, khi thì bó mông.
Nhờ vào hóa chất acid và đá bọt, chiếc quần Jeans mới được bỏ vào trong máy giặt để trở thành loại "stone-washed", "double-stone-washed" cho đến "destroyed". Ai mà thích quần rách rưới thì có loại "Shotgun Denim". Một số trong giới thanh niên thiếu nữ cho rằng quần càng hư hỏng rách rưới người mặc mới được xem là "ngầu".
Quần Levi's đến thập niên 2000 vẫn còn giữ hàng đầu nhưng đã điêu đứng vì bị cạnh tranh bởi những nhà tạo mode may quần áo rất đắt từ Mailand cho đến New York. Một số tài tử Hollywood hoặc một số đông nhà triệu phú, trong số này có cả tổng thống Bush (của Hoa Kỳ) và tổng thống Putin (của Nga), vẫn thích mặc quần Jeans vì trông trẻ trung hơn.



Tổng thống Bush và Tổng thống Obama trẻ trung khi mặc quần jeans



Quần Jeans được nhiều ngôi sao trên thế giới ưa chuộng



Với Jean, không chỉ là sự trẻ trung cá tính, mà ưu điểm của bộ đồ jeans của thương hiệu Levis còn làm nên sự gợi cảm đầy mê hoặc.



Quảng cáo của Levi's luôn độc đáo và cá tính





Kate Holmes rất chuộng mặc quần jeans khi dạo phố

Ăn Mặc Đẹp theo EVA.VN






<div style="display:block">
<div>
  • David Gandy: Giản dị & quyến rũ





</div>
</div>




<div style="display:block">
<div>
  • Những đặc điểm đầy nam tính của James Bond



</div>
</div>